Hiển thị tất cả 10 kết quả

ĐÈN DOWNLIGHT

Đèn downlight chiếm một vai trò quan trọng trong chiếu sáng tổng thể ngôi nhà của bạn. Mục đích chính của đèn downlight là chiếu sáng nền nghĩa là cung cấp ánh sáng chung trong nhà. Đèn LED downlight có thể kết hợp linh hoạt với các loại đèn khác như đèn treo thả, đèn tường hoặc đèn chiếu rọi khiến chúng trở thành đèn chiếu sáng chủ lực trong tổng thể thiết bị chiếu sáng. Vì vậy, điều tối quan trọng là bạn phải chọn được loại đèn downlight phù hợp không chỉ có chức năng chiếu sáng tốt mà còn tiết kiệm điện năng và có độ bền cao.

 

Tuy nhiên, với rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về đèn LED downlight trên thị trường, làm thế nào để chúng ta quyết định được nên chọn mua loại đèn LED downlight nào? Hướng dẫn dưới đây sẽ giải đáp cho bạn bằng cách làm rõ một số yếu tố chính khi chọn đèn downlight để giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn.

 

Chọn độ sáng phù hợp cho đèn downlight

Mức độ sáng là điều đầu tiên cần được xem xét. Trước tiên, độ sáng của đèn downlight (hay bất kỳ đèn nào khác) được đo bằng thông số lumen (quang thông), viết tắt là lm, chứ không phải bằng công suất. Mặc dù quang thông và công suất có liên quan với nhau theo nhiều cách, nhưng chúng không thực sự có cùng một tiêu chí.

 

Quang thông (lm) là tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng. Điều này có nghĩa là quang thông càng cao, thì đèn downlight sẽ càng sáng. Mặt khác, công suất (w) đo mức điện năng tiêu thụ để tạo ra tổng lượng ánh sáng phát ra (quang thông). Điều này giải thích tại sao đèn LED downlight tiết kiệm điện năng hơn nhiều so với đèn downlight huỳnh quang hay đèn halogen. Ví dụ: đèn LED downlight 12w tương đương với đèn downlight huỳnh quang 24w hoặc đèn downlight halogen 55w mặc dù chúng đều tạo ra cùng một lượng quang thông giống nhau.

 

Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ nên chọn đèn downlight có chỉ số quang thông cao nhất có thể? Không cần thiết phải như vậy. Độ sáng phù hợp nên được quyết định dựa trên đặc điểm của từng phòng, chẳng hạn như số lượng đèn chiếu sáng tương ứng với kích thước và chiều cao của phòng. Trong hầu hết các trường hợp, đèn LED downlight từ 9w đến 15w sẽ phù hợp với các ngôi nhà có chiều cao trần từ 2,4m đến 2,7m.

 

Chất lượng vật liệu bộ đèn downlight

Chất lượng vật liệu là điều mà nhiều nhà cung cấp không thường đề cập với bạn. Giống như nhiều điều trong cuộc sống, đó là “tiền nào, của đấy”. Khi nói đến đèn downlight, các vật liệu của sản phẩm có tác động lớn đến hiệu suất và độ bền của bộ đèn. Những bộ phận chính chúng ta cần quan tâm đó là:

● Chất lượng thân đèn và bộ tản nhiệt: Đèn LED downlight chất lượng tốt thường thân đèn và bộ tản nhiệt được làm bằng nhôm. Đèn downlight rẻ tiền hơn thường thân đèn và bộ tản nhiệt được làm bằng nhựa để giảm giá thành. Bộ tản nhiệt bằng nhôm có hiệu quả hơn nhiều trong việc tản nhiệt sinh ra trong quá trình sử dụng, đồng thời cũng có độ bền và đáng tin cậy hơn nhiều so với tản nhiệt bằng nhựa.

● Chất lượng bộ nguồn LED: Đèn LED downlight có bộ nguồn LED rời bên ngoài thường bền hơn và đáng tin cậy hơn so với đèn LED downlight có bộ nguồn LED tích hợp bên trong.

Nếu ngân sách cho phép, chúng tôi khuyên bạn nên chọn đèn LED downlight thân và bộ tản nhiệt làm bằng nhôm và bộ nguồn LED nằm bên ngoài.

 

Nhiệt độ màu

Nhiệt độ màu đề cập đến màu sắc của ánh sáng. Nhiệt độ màu được đo bằng chỉ số Kelvin (K). Nhiệt độ màu thấp cho màu ánh sáng vàng (ấm) trong khi nhiệt độ màu càng cao thì ánh sáng càng trắng. Thông thường có 3 loại màu ánh sáng chính: Ánh sáng ấm có nhiệt độ màu là 3000K, ánh sáng trung tính là 4000K và ánh sáng trắng là 6500K.

 

Nhiệt độ màu có ảnh hưởng lớn đến chiếu sáng trong ngôi nhà của bạn. Ánh sáng ấm cho cảm giác dịu mắt, thư giãn và dễ chịu. Nhiệt độ màu cao hơn 3500K thường được sử dụng trong các trung tâm thương mại, văn phòng và bệnh viện. Khi chọn ánh sáng cho ngôi nhà của bạn, hãy tính đến nhiệt độ màu để đảm bảo bạn đang lựa chọn đúng để phù hợp với không gian nội thất trong nhà.

 

Chọn đèn downlight chóa cố định hay chóa có thể điều chỉnh?

Bây giờ bạn cần quyết định xem bạn cần đèn downlight chóa cố định hay loại chóa có thể điều chỉnh, hoặc kết hợp cả hai. Chóa đèn điều chỉnh được cho phép bạn điều chỉnh hướng ánh sáng, rất hữu ích cho việc chiếu sáng tác vụ như chiếu sáng nhà bếp, phòng tắm và khu vực học tập. Còn không, hãy sử dụng đèn chiếu sáng chóa cố định vì chúng thường rẻ hơn và phù hợp cho mục đích chiếu sáng chung.

 

Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên mua đèn downlight chóa điều chỉnh được khi bạn cần chiếu rọi hoặc muốn làm nổi bật một vật dụng nào đó cần chiếu sáng (đồ trang trí, tranh ảnh), còn không, hãy sử dụng đèn chóa cố định để tiết kiệm chi phí.

 

Góc chiếu

Góc chiếu đơn giản là góc chiếu sáng từ nguồn sáng. Đèn downlight có góc chiếu rộng tạo ra dải ánh sáng rộng hơn, dịu hơn, phù hợp cho chiếu sáng chung. Mặt khác, đèn downlight có góc chiếu hẹp tạo ra ánh sáng sắc nét, tập trung, sử dụng để làm nổi bật một góc riêng, khu vực hoặc vị trí riêng. Góc chiếu rộng là góc chiếu 60 độ trở lên, còn góc chiếu hẹp là góc chiếu dưới 60 độ.

 

Chúng tôi khuyên bạn nên chọn đèn downlight có góc chiếu rộng để chiếu sáng mục đích chiếu sáng chung và góc chiếu hẹp để chiếu điểm, tạo điểm nhấn cho vật dụng cần chiếu.

 

Đèn LED downlight điều chỉnh được độ sáng

Đèn downlight có thể điều chỉnh được độ sáng hoặc không điều chỉnh được độ sáng. Các công tắc điều chỉnh độ sáng có thể được thêm vào để kiểm soát độ sáng của đèn. Tính năng này rất hữu ích khi ánh sáng xung quanh ảnh hưởng đến trải nghiệm giải trí hoặc thư giãn của chúng ta. Bộ điều chỉnh độ sáng giúp chúng ta linh hoạt để tăng công suất tối đa của đèn khi chúng ta cần nhìn rõ đồ vật hoặc giảm xuống khi chúng ta cần không gian thư giãn. Hãy tưởng tượng trải nghiệm gần nhất của bạn tại rạp chiếu phim và tác động quan trọng của việc làm giảm độ sáng của đèn khi bộ phim bắt đầu.

 

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng công tắc điều chỉnh độ sáng để linh hoạt trong việc điều chỉnh độ sáng của đèn cho mục đích tạo không gian giải trí hoặc thư giãn.

 

Cấp độ bảo vệ (IP)

Bước tiếp theo là xác định xem bạn có cần chỉ số IP cao cho đèn downlight của mình hay không. Chỉ số IP hay còn được gọi là cấp độ bảo vệ, phân loại mức độ bảo vệ của thiết bị chiếu sáng đối với sự thâm nhập của chất rắn và chất lỏng. Đèn downlight lắp trong nhà thông thường có chỉ số cấp độ bảo vệ là IP20. Đối với các khu vực tiếp xúc với nước hoặc bụi như phòng tắm, khu vực ngoài trời hoặc khu vực hồ bơi, chỉ số tối thiểu bắt buộc là IP44 hoặc cao hơn là IP65.

 

Chế độ bảo hành

Cuối cùng, đừng phớt lờ phần bảo hành! Bất cứ khi nào có thể, hãy chọn đèn downlight có thời gian bảo hành lâu nhất. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều tiền từ việc thay thế mới bộ đèn hoặc phải thuê thợ đến thay thế các đèn downlight trong trường hợp không may bị hỏng. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn những loại đèn LED downlight có chế độ bảo hành lâu nhất có thể để yên tâm sử dụng.

 

Ngoài những điều lưu ý ở trên, các bạn cũng nên cân nhắc mua dự phòng thêm một vài đèn downlight. Mặc dù đèn LED downlight có tuổi thọ cao và hoạt động trong nhiều năm, nhưng việc có dự phòng một vài bộ đèn sẽ rất hữu ích khi cần phải thay thế. Hơn nữa, có thêm một vài bộ đèn cũng có thể tránh được vấn đề không thể kiếm được bộ đèn có cùng một mẫu mã như đã mua nếu chúng bị ngừng sản xuất.

 

Xem thêm: