Hiển thị tất cả 5 kết quả

ĐÈN BÁO KHÔNG

Đèn báo không rất hữu ích trong việc cảnh báo giúp phi công tránh các công trình, tòa nhà cao tầng, điều này đặc biệt quan trọng vào ban đêm hoặc ở những thời điểm máy bay có tầm nhìn hạn chế. Mặc dù các hãng hàng không đều lập bản đồ về cao độ của các công trình cao tầng, nhưng đôi khi việc lập bản đồ không đủ nhanh và kịp thời, đặc biệt là ở các thành phố lớn đang phát triển nhanh chóng. 

 

Đèn báo không cũng có thể giúp phi công điều hướng. Căn cứ vào loại ánh sáng, số lượng và khoảng cách của đèn báo không, phi công có thể biết độ cao của từng tòa nhà. Điều này giúp phi công phân biệt độ cao của các tòa nhà khác nhau và cung cấp cho họ thông tin về vị trí hiện tại của máy bay.

 

Đèn cảnh báo hàng không xuất hiện ở Châu Âu và Hoa Kỳ vào đầu những năm 1920 khi máy bay bắt đầu có nhiều chuyến bay đêm. Người ta thấy rằng cần phải có thiết bị cảnh báo các chướng ngại vật để tránh va chạm cho máy bay. Nhiều quy tắc cảnh báo hàng không khác nhau đã được thử nghiệm và ứng  dụng ở nhiều nơi. Cho đến nay chúng ta đã có một hệ thống các nguyên tắc và kỹ thuật về dẫn đường hàng không quốc tế được quy định bởi Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, gọi tắt là ICAO, một tổ chức có trụ sở tại Montreal, Canada thuộc Liên Hiệp Quốc chuyên chịu trách nhiệm soạn thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới.

 

Phân loại đèn báo không

Nói một cách tổng quát đèn báo không thường được chia ra 3 loại sau:

  • Đèn báo không cường độ thấp được sử dụng ở những toà nhà có chiều cao nhỏ hơn 45 m.
  • Đèn báo không cường độ trung bình được sử dụng ở những toà nhà có chiều cao lớn hơn 45m và dưới 150m.
  • Đèn báo không cường độ cao sử dụng ở những toà nhà có chiều cao trên 150m.

Theo quy định của ICAO, đèn cảnh báo hàng không được chia ra thành các loại như sau:

  • Cường độ thấp – Loại A: Đèn ánh sáng liên tục màu đỏ sử dụng cảnh báo các chướng ngại vật cố định. Cường độ sáng tối thiểu phải là 10 candelas.
  • Cường độ thấp – Loại B: Đèn ánh sáng liên tục màu đỏ sử dụng cảnh báo các chướng ngại vật cố định. Cường độ sáng tối thiểu phải là 32 candelas.
  • Cường độ thấp – Loại C: Đèn ánh sáng nhấp nháy màu vàng / xanh (blue) sử dụng cảnh báo các chướng ngại vật di động. Cường độ sáng tối thiểu phải là 40 candelas.
  • Cường độ thấp – Loại D: Đèn ánh sáng nhấp nháy màu vàng sử dụng cảnh báo cho phương tiện “dẫn đường”. Cường độ sáng tối thiểu phải là 200 candelas.
  • Cường độ trung bình – Loại A: Đèn nhấp nháy màu trắng được sử dụng cảnh báo chướng ngại vật có chiều cao hơn 45 mét. Cường độ tối thiểu là 20.000 candelas.
  • Cường độ trung bình – Loại B: Đèn nhấp nháy màu đỏ được sử dụng cảnh báo chướng ngại vật có chiều cao hơn 45 mét. Cường độ tối thiểu của chúng phải là 2.000 candelas.
  • Cường độ trung bình – Loại C: Đèn ánh sáng cố định màu đỏ được sử dụng cho chướng ngại vật có chiều cao hơn 45 mét. Cường độ tối thiểu của chúng phải là 2.000 candelas.
  • Cường độ cao – Loại A: Đèn nhấp nháy màu trắng được sử dụng cảnh báo chướng ngại vật có chiều cao trên 150 mét. Cường độ tối thiểu của chúng phải là 200.00 candelas.
  • Cường độ cao – Loại B: Đèn nhấp nháy màu trắng được sử dụng cho chướng ngại vật có chiều cao hơn 150 mét. Cường độ tối thiểu của chúng phải là 100.000 candelas.

Tại sao cần phải sử dụng đèn báo không?

Tai nạn hàng không gây ra những thiệt hại to lớn về người và của. Lịch sử đã chứng kiến vô số thảm họa về tai nạn hàng không. Chúng ta có thể tránh được những tai nạn bằng những biện pháp phòng ngừa đơn giản. Trong số các biện pháp phòng ngừa khác nhau, đèn báo không có tầm quan trọng đảm bảo an toàn trong lưu thông hàng không.

 

Những tòa nhà, công trình do con người tạo ra làm hạn chế tầm nhìn và có thể ảnh hưởng đến lưu thông hàng không. Khi máy bay hạ cánh, mặc dù đã có các phương tiện điều khiển hiện đại trên máy bay, vẫn cần có thêm thiết bị cảnh báo báo hiệu những vật cản trên đường bay. Những cảnh báo này cần phải chính xác và rõ ràng để thu hút sự chú ý của phi công. Đèn báo không chính là giải pháp cho những vấn đề này giúp cảnh báo cho phi công về bất kỳ chướng ngại vật nào ảnh hướng đến đường bay.

 

Ứng dụng của đèn cảnh báo hàng không

Đèn cảnh báo hàng không chủ yếu được lắp ở các công trình phổ biến sau:

  • Cối xay gió
  • Cầu
  • Tòa nhà cao tầng
  • Ống khói
  • Cần trục
  • Tháp đài truyền hình
  • Tháp viễn thông
  • Cột điện truyền tải điện 
  • Ngọn hải đăng
  • Cột buồm

Nên sử dụng đèn báo không loại nào?

Chúng tôi khuyến nghị sử dụng đèn cảnh báo hàng không của hãng Avialite. Avialite là thương hiệu hàng đầu về đèn báo không tại Malaysia. Chúng tôi cung cấp nhiều chủng loại đèn báo hàng không có cường độ khác nhau có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật do tổ chức ICAO quy định. 

 

Tại sao chọn đèn báo không Avialite?

Tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều đáp ứng đúng theo các tiêu chuẩn quy định bởi tổ chức ICAO. Vì vậy bạn có thể chắc chắn rằng tất cả các sản phẩm của chúng tôi có chất lượng tốt và hoạt động hiệu quả. Đèn của chúng tôi là loại đèn LED chuyên dụng, tuổi thọ cao giúp bạn tiết kiệm điện năng hơn so với đèn cảnh báo hàng không thông thường khác. Ngoài ra, việc lắp đặt cũng rất dễ dàng.

 

Avialite lọt vào top 5 chung kết giải thưởng Sở hữu trí tuệ quốc gia Malaysia. Giải thưởng được trao để công nhận sản phẩm tiên phong, chất lượng tốt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Hiện tại chúng tôi xuất khẩu hơn 85% sản phẩm của chúng tôi ra thị trường nước ngoài.

 

Xem thêm:

Đèn báo không cường độ thấp Avialite

Đèn báo không cường độ thấp Philips XGP500

Đèn bào không năng lượng mặt trời cường độ thấp

Đèn báo không năng lượng mặt trời cường độ trung bình

Đèn báo không cường độ trung binh Avialite