Hiển thị tất cả 2 kết quả

LED DRIVER

 

Tương tự như chấn lưu của đèn huỳnh quang, LED driver (bộ nguồn đèn LED hay trình điều khiển LED) cung cấp cho đèn LED nguồn điện thích hợp và giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định của đèn LED.

 

Những cải tiến liên tục trong công nghệ và các thuật ngữ phức tạp có thể làm cho việc lựa chọn LED driver trở nên khó khăn ngay cả đối với các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm. Mục tiêu của bài viết này là trả lời một số câu hỏi phổ biến nhất và giúp định hướng cho các nhà thiết kế chiếu sáng hoặc người sử dụng chọn được bộ nguồn đèn LED phù hợp trong mê cung phức tạp về bộ nguồn đèn LED.

 

1. LED driver là gì và tại sao bạn cần nó?

Đèn LED không thể hoạt động nếu không có ba thành phần thiết yếu sau: bộ chip phát ra ánh sáng, LED driver cung cấp dòng điện cho đèn LED và bộ tản nhiệt làm mát thiết bị. Bộ nguồn đèn LED là thành phần quan trọng vì công nghệ đèn LED sử dụng nguồn điện được chuyển đổi bởi LED driver để tạo ra ánh sáng. Những bộ nguồn này rất hiệu quả trong việc chuyển đổi điện năng, đó là lý do tại sao bộ đèn LED 100W có thể thay thế bóng đèn metal halide truyền thống 400W.

 

2. Sự khác biệt giữa nguồn ổn áp (constant voltage-CV) và nguồn định dòng (constant current-CC)?

Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là bộ đèn cần nguồn điện điện ổn áp (CV) hay nguồn điện định dòng (CC).

 

Bộ nguồn ổn áp (CV) cung cấp điện áp cố định và thích hợp cho các ứng dụng chiếu sáng mà số lượng dây LED và dòng tiêu thụ không được xác định. Nguồn ổn áp giữ cho điện áp luôn ổn định ở mức là 12V hay 24V dù cho đèn có nóng lên làm dòng điện dao động. Nguồn ổn áp là sự lựa chọn tốt nhất cho đèn LED công suất nhỏ.

 

Bộ nguồn định dòng (CC) cung cấp dòng điện cố định và thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu dòng điện liên tục được kết nối trực tiếp với đèn LED. Loại nguồn này hoạt động trong phạm vi điện áp giới hạn và do đó, điều cần thiết là phải chọn một bộ nguồn có định mức điện áp thích hợp. Nguồn định dòng cho phép điện áp cấp vào bộ đèn LED luôn giữ giá trị cố định, ví dụ là 350mA hoặc 700mA. Điều này đảm bảo dù đèn hoạt động bao nhiêu giờ, có nóng lên bao nhiêu thì sự thay đổi của điện áp không tác động đến dòng điện. Nguồn định dòng là sự lựa chọn tốt nhất cho đèn LED công suất cao như đèn pha, đèn nhà xưởng, đèn đường…

 

3. Bộ nguồn đèn LED AC là gì?

Chức năng của bộ nguồn đèn LED AC là giảm điện áp đầu vào xuống thấp hơn điện áp đầu ra để đáp ứng nhu cầu điện áp của đèn LED, thường là 12V hoặc 24V. Điều quan trọng là phải xem xét các yêu cầu về nguồn điện vì bộ nguồn đèn LED AC chỉ có thể hoạt động với các bóng đèn LED đã có bộ chuyển đổi AC sang DC bên trong.

 

4. LED driver có điều chỉnh được độ sáng và có tương thích với hệ thống điều khiển không dây không?

Nếu ứng dụng chiếu sáng yêu cầu tính năng đặc biệt nào đó, chẳng hạn như điều chỉnh độ sáng, thì bạn nên chọn bộ nguồn đèn LED chất lượng có khả năng điều chỉnh được độ sáng. LED driver không dây ngày nay được thiết kế để tương thích với các giao thức không dây phổ biến như Bluetooth LE, Zigbee, EnOcean, Thread, Z-Wave và KNX, do đó cho phép phản hồi gần như tức thời mà không bị nhiễu. Các nhà thiết kế chiếu sáng phải hiểu các giao thức khác nhau và so sánh các điểm mạnh cũng như hạn chế của chúng.

 

Nhiều hệ thống điều khiển ánh sáng ngày nay phải có khả năng kết nối với Internet (Internet of Things – IoT). Nếu hệ thống đèn của bạn yêu cầu kết nối không dây, bạn phải đảm bảo rằng bộ nguồn đèn LED của bạn có tính năng kết nối không dây và có thể “nói” cùng một ngôn ngữ với các thiết bị khác trong hệ thống. Khi tận dụng tính năng này, các nhà thiết kế chiếu sáng có thể giúp hệ thống sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Nếu bộ nguồn đèn LED của bạn không thể kết nối loT thì cũng có rất nhiều sự lựa chọn mô-đun LED với chức năng điều chỉnh độ sáng có sẵn trên thị trường. Các sản phẩm này cho phép các nhà thiết kế đa dạng sự lựa chọn trong thiết kế chiếu sáng.

 

5. Tôi có thể sử dụng LED driver ở ngoài trời được không?

Bộ nguồn đèn LED với cấp bảo vệ IP67 có thể được sử dụng trong các ứng dụng ngoài trời. Các sản phẩm có cấp bảo vệ này có khả năng chống bụi và có thể chịu được độ sâu dưới nước đến 1m trong thời gian tối đa 30 phút.

 

6. Hợp chất potting là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Hợp chất potting hay còn gọi là keo potting là loại vật liệu thường được làm từ silicone và polyurethane tạo thành lớp bảo vệ trên bề mặt của các thành phần hoặc thiết bị điện tử trước tác động của môi trường bên ngoài. Hợp chất potting không chỉ giúp chống lại va đập, rung lắc mà còn giúp nâng cao cấp độ bảo vệ IP (bảo vệ chống xâm nhập) cho LED driver và thực hiện chức năng cách điện rất tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng ngoài trời và giúp cải thiện độ bền của bộ đèn.

 

7. Lợi ích khi sử dụng nguồn đèn LED hiệu suất cao là gì?

Hiệu quả năng lượng là lý do chính khiến khách hàng tìm kiếm nguồn đèn LED hiệu suất cao. Bộ nguồn hiệu suất cao hơn sẽ tản nhiệt ít hơn, tiết kiệm điện năng và giúp cải thiện tuổi thọ của bộ đèn.

 

8. Tuổi thọ của nguồn đèn LED là gì?

Ngoài việc tiết kiệm điện năng, hệ thống đèn LED còn phải chịu được sự thử thách của thời gian. Đèn LED được biết là có tuổi thọ lâu hơn đáng kể so với các hệ thống chiếu sáng truyền thống. Vì vậy, nguồn đèn LED phải có tuổi thọ tương đương với tuổi thọ của đèn LED.

 

Các yếu tố khác cần xem xét là độ tin cậy, chức năng và khả năng hoạt động. Không phải tất cả bộ nguồn đèn LED đều giống nhau. Cân nhắc những lợi ích của việc sử dụng bộ nguồn thích hợp cho bộ đèn. Lợi ích chính là nó giúp người dùng có thể kết hợp những gì họ cần với mức giá hợp lý mà không cần phải đầu tư quá mức.